▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
hiện, liên quan tới các lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, khoáng sản, biển đảo. "Nên cân nhắc chọn lọc những nhiệm vụ, giải pháp thực sự có tính cấp bách nhất, tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu cụ thể của năm 2008. Nên xác định thời gian hoàn thành các nhiệm vụ", Thứ trưởng Trần Thế Ngọc chỉ đạo.
Trong lĩnh vực đất đai, Thứ trưởng Trần Thế Ngọc cho rằng có thể thực hiện được các nhiệm vụ cũng như giải pháp cấp bách đề ra. Đó là rà soát, sửa đổi những vướng mắc trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các Luật có liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; ưu tiên đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc và lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch 3 loại rừng, xác định rõ đất trồng lúa nước để bảo vệ nghiêm ngặt, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ở lĩnh vực bảo vệ môi trường, Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng cục Bảo vệ môi trường, TS. Trần Hồng Hà đề nghị lược bỏ một số nhiệm vụ có tính thường xuyên. "Có những mục tiêu cấp bách cần được lồng ghép một số lĩnh vực cùng thực hiện, để có được cách thức quản lý tổng hợp và giảm bớt khối lượng văn bản".
Theo Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Trần Xuân Hường, nhiệm vụ của Bộ TN&MT trong việc lập danh mục, tổng hợp trữ lượng các mỏ đã được điều tra, đánh giá, thăm dò bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như việc chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất phương thức định giá tài nguyên khoáng sản và cơ chế thu hồi vốn ngân sách Nhà nước khi đưa mỏ khoáng sản vào thăm dò, khai thác, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV, nếu sớm hơn vào quý III là khó. Cục trưởng Trần Xuân Hường đề nghị: "Việc rà soát quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và đề xuất các loại khoáng sản cần hạn chế xuất khẩu, cần có sự phối hợp giữa Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng với Bộ TN&MT".
Các lĩnh vực đo đạc bản đồ, tài nguyên nước cũng cần bổ sung một số giải pháp cấp bách vào nội dung dự thảo Nghị quyết. Theo Phó Cục trưởng Cục Đo đạc bản đồ Lê Minh Tâm, ở một số Bộ, ngành và nhiều địa phương hiện nay, việc chấp hành Nghị định 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ chưa được nghiêm minh. Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Lê Hữu Thuần cho rằng, cần có giải pháp cấp bách để quản lý việc khai thác sử dụng nước trong mùa kiệt, nhất là các lưu vực sông có tranh chấp nước như hạ lưu sông Hồng. Giải pháp bảo vệ, khai thác, sử dụng nước ở những vùng căng thẳng về nguồn nước như cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đặc biệt là nguồn nước ngầm chưa được kiểm soát chặt chẽ gây suy thoái, ô nhiễm.
Các ý kiến đóng góp sẽ được Vụ Pháp chế tổng hợp chỉnh sửa dự thảo Nghị quyết thời gian tới.
Tác giả bài viết: theo: www.monre.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 | |||||
2021 << 5/2022 >> 2023 |