▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Trong khi ở nhiều địa phương, diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang có xu hướng gia tăng thì ở Yên Lạc, bà con nông dân lại không cho đất nghỉ, bởi họ luôn biết cách để cây trồng đơm hoa, kết trái và đem lại mùa vụ bội thu, ngay cả ở vụ Đông – vụ vốn được coi là tiềm ẩn nhiều rủi ro do sự khắc nghiệt của thời tiết.
Phúc Yên là thành phố cửa ngõ, là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ của tỉnh. Được công nhận là đô thị loại III năm 2013, đến năm 2018, Phúc Yên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Nhờ những giải pháp đồng bộ và bước đi phù hợp, biết khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, thành phố trẻ đang chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vai trò, giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của tỉnh, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận. Niềm vui hoàn thành chương trình nông thôn mới
Cùng với lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) luôn quan tâm sát sao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các mục tiêu về xây dựng đô thị, nhằm đảm bảo cho thị trấn phát triển đồng bộ, theo hướng hiện đại, văn minh.
Chiều 22/12/2019, Công an tỉnh tổ chức khen thưởng cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Sông Lô đã phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển hơn 1 tấn pháo nổ.
Đến năm 2020 sẽ được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 thôn dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện có 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 30% số thôn được công nhận thôn dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; đến năm 2030 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Những mục tiêu này được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Vĩnh Tường đưa ra thảo luận tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do UBND huyện tổ chức chiều 17/10
Những năm qua, cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Tam Dương đã tích cực tham gia phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có trên 2.800 phụ nữ làm kinh tế giỏi với mức thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên.
Sau khi thực hiện thành công thí điểm dồn thửa, đổi ruộng ở 2 xã điểm của tỉnh là Ngũ Kiên và Cao Đại và 3 xã đăng ký thêm, năm 2018, huyện Vĩnh Tường có thêm 5 xã: Tuân Chính, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa và Vĩnh Ninh thực hiện dồn thửa, đổi ruộng.
Đồng Ích là 1 trong 2 địa phương được lựa chọn làm điểm xây dựng rãnh thoát nước thải trên địa bàn huyện Lập Thạch để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.
Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện Lập Thạch đã có sức lan tỏa và tác động tích cực đến toàn xã hội. Bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước sản xuất.
Trong những năm qua, bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực và các giải pháp sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho hội viên.
Lập Thạch là huyện thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, sau 8 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện hiện đã có 17/18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, duy nhất xã Văn Quán hiện đang chờ cấp trên thẩm định, phê duyệt xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trong quý I/2019. Như vậy đối với các xã trên địa bàn huyện Lập Thạch cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bước đầu của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ môi trường ở khu dân cư”, tháng 3/2019, Vĩnh Phúc đã chọn hai xã: Nghĩa Hưng và Tam Phúc của huyện Vĩnh Tường làm điểm trong huy động nguồn vốn của nhà nước và sức dân cùng xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước thải khu dân cư trước khi rút kinh nghiệm, nhân rộng ra toàn tỉnh. Theo chỉ đạo của huyện, 2 xã đã chọn 4 thôn với 9 tuyến rãnh thoát nước triển khai thực hiện thí điểm.
Là địa bàn tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp; doanh nghiệp và các đơn vị quân đội nên dân số ở phường Xuân Hòa (thành phố Phúc Yên) liên tục gia tăng; mặt khác lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở địa phương phát triển mạnh khiến số lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phát sinh nhiều. Do đó, cùng với các giải pháp phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện tốt.
Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) diễn ra sôi nổi ở trên địa bàn xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, trong đó có lớp người cao tuổi (NCT). Phát huy tinh thần “Tuổi cao - gương sáng”, NCT đã tự nguyện góp công, góp của làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng và tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng con người mới tích cực làm giàu cho gia đình và xã hội, làm gương cho con cháu noi theo.
Nhận thức được ý nghĩa thiết thực của phong trào “Phụ nữ chung tay chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch đã thực hiện nhiều mô hình và phong trào mang lại hiệu quả cao, trong đó nổi bật là mô hình “Tuyến đường hoa phụ nữ” .
Hiện nay, toàn huyện Sông Lô có 1.231 trường hợp vi phạm Luật Đất đai. Nhằm xử lý dứt điểm số vụ việc vi phạm nêu trên, Huyện uỷ, UBND huyện đang triển khai thực hiện kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát và lên phương án giải quyết các trường hợp vi phạm.
Xác định việc gìn giữ, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân nên dù đã về đích nông thôn mới (NTM) hơn 2 năm, xã Đại Tự (Yên Lạc) vẫn quan tâm duy trì và từng bước nâng cao tiêu chí môi trường ở địa phương
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Tường, hết tháng 3/2018, dư nợ cho vay Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường ở địa phương đạt gần 100 tỷ đồng, tăng hơn 600 triệu đồng so với cuối năm 2017.
Với dư nợ đạt gần 45 tỷ đồng, nguồn vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp hơn 4.000 hộ dân thị xã Phúc Yên có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương và đảm bảo an sinh xã hội.
Nhiều năm qua, huyện Lập Thạch luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, quản lý tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật kết hợp với thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | 31 | ||||
2020 << 3/2021 >> 2022 |