▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Trong bản báo cáo năm 2006 về phát triển nguồn nhân lực của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc với tiêu đề "Vượt xa tình trạng khan hiếm: Năng lượng, Nghèo túng và Khủng hoảng thế giới về nước" đã tập trung vào những bất cập trong lĩnh vực tài nguyên nước mà ngoài những nguyên nhân khác, phải kể đến yếu tố bất bình đẳng về quyền lực, đói nghèo và thiếu hoàn thiện về chính sách quản lý gây nên.
Theo đánh giá của UNDP, trên thế giới hiện có 1,1 tỷ người không có đủ nước uống và 2,6 tỷ người thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản. Phải công nhận rằng giữa nước và vệ sinh có mối tương quan chặt chẽ, vấn đề này tác động đến vấn đề kia và ngược lại : thiếu nước dẫn đến điều kiện vệ sinh kém, sinh ra bệnh tật, ngược lại nước bị nhiễm bẩn lại có thể gây nên ốm đau, thậm chí gây tử vong. Do đó, thiếu nước uống an toàn và thiếu điều kiện vệ sinh đảm bảo sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng: đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, đến sự phát triển kinh tế-dân sinh, sự bền vững môi trường và các hệ sinh thái cần thiết cho sự sống.
Nước là yếu tố phát triển của loài người, giúp con người duy trì cuộc sống và thực hiện được những khả năng của chính mình. Thiếu nước con người không thể thể hiện được hết tất cả mọi khả năng của chính mình vì có thể người ta hoặc bị chết ngay sau khi sinh hoặc vào bất kỳ thời điểm nào của cuộc đời, hoặc sẽ bị rơi vào cảnh nghèo túng. Vì vậy, vấn đề đảm bảo cấp nước cho mỗi người là vấn đề công bằng xã hội và an ninh con người. Theo thống kê cho thấy, con số tử vong do thiếu nước còn lớn hơn nhiều so với con số tử vong do các cuộc đụng độ bạo loạn gây ra. Ví dụ, do nước bẩn và thiếu vệ sinh, mỗi năm có đến 1,8 triệu trẻ em bị tử vong.
Tuy nhiên, với một bức tranh ảm đạm là thế, vấn đề nước vẫn chưa được nằm trong danh sách những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của nhiều quốc gia, có thể do bởi một lẽ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất đều là những người nghèo, những người lép vế "thấp cổ, bé họng", tiếng nói của họ không có trọng lượng tại các cuộc đàm luận quốc gia và quốc tế. Chính mối tương quan bất bình đẳng về quyền lực này sẽ có ảnh hưởng mang tính quyết định tới việc vấn đề nào sẽ được xem xét đưa vào ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch công. Và hiển nhiên, một khi chính sách công bị làm méo đi, một vấn đề nào đó không được ưu tiên trong kế hoạch, cho dù về thực chất nó là hết sức quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt, vẫn trở nên thứ yếu, bị xếp vào loại ưu tiên bậc thấp và đành chịu nằm ngoài sự chú ý quan tâm.
Tác giả bài viết: Theo www.monre.gov.vn
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 | |||||
2021 << 5/2022 >> 2023 |