▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Để chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa những thiệt hại do mưa, lũ gây ra, ngày 13/6/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 3256/BTNMT-TNN gửi các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa trên lưu vực sông: Hồng, Mã, Cả, Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, Ba, Sê San, Srêpok và Đồng Nai về việc vận hành các hồ chứa theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2022.
Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, quản lý hoạt động khoáng sản từ Trung ương đến địa phương; xử lý nghiêm các vi phạm đã phát huy hiệu quả trong việc khai thác hiệu quả tài nguyên của đất nước.
Trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống thể chế, chính sách tương đối đầy đủ, phát huy tính hiệu quả, hiệu lực ở cả trung ương và địa phương. Việc giám sát được tăng cường đã khiến hệ thống pháp luật phát huy hiệu quả.
Hiện rất nhiều ngành kinh tế đang sử dụng nguồn nước. Việc mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước chủ yếu liên quan đến lợi ích kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực, giữa thượng lưu và hạ lưu và sự chưa đồng bộ trong quản lý vận hành công trình. Mâu thuẫn này sẽ càng gia tăng trước áp lực phát triển kinh tế, nếu không có giải pháp tổng hợp, hài hòa lợi ích giữa các bên.
Hiện nay nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất, trong khi công nghiệp là ngành có số lượng công trình khai thác nước lớn nhất.
Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, việc khai thác nguồn nước dưới đất cần được tính toán để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.
Ngày 13/05/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản số 2553/BTNMT-TNN về việc tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Văn bản nêu rõ các nội dung cần thực hiện để tăng cuờng công tác bảo vệ nước duới đất:
Bộ TN&MT đang xây dựng dự thảo quy hoạch tài nguyên nứớc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này nhằm định hướng tổng thể về tài nguyên nước cho các quy hoạch ngành quốc gia có khai thác, sử dụng nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có khai thác sử dụng nước. Tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng quy hoạch tài nguyên nước mang đến những thông tin hữu ích cho Việt Nam.
Ngoài cơ quan, tổ chức, các hộ gia đình cũng sẽ phải nộp phí cho Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) khi có nhu cầu đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất.
Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, có 5 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất gồm: Vùng hạn chế 1; Vùng hạn chế 2; Vùng hạn chế 3; Vùng hạn chế 4; Vùng hạn chế hỗn hợp.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres vừa phát đi thông điệp Ngày Nước Thế giới 2022. Theo đó, Ngày Nước Thế giới 22 tháng 3 năm 2022 được Liên Hợp Quốc phát động ̣với chủ đề là “Groundwater - Making the invisible visible” - “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngầm trong hệ thống nước và điều kiện vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cần thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, đặc biệt là cơ chế đầu tư theo phương phức đối tác công tư để huy động sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này.
Bộ TN&MT kiến nghị bổ sung chính sách quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ bãi sông, đặc biệt là bổ sung quy định về phạm vi bảo vệ và Luật hoá các quy định về hành lang, quy định về khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông ở các văn bản dưới Luật.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan Trung ương thực hiện, áp dụng từ ngày 25/2/2022.
Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề là “Nước ngầm” (Groundwater). Chủ đề "Nước ngầm" nhằm thu hút sự chú ý đến nguồn tài nguyên nước tiềm ẩn dưới những tầng đất sâu.
Năm 2021, trên cơ sở bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Cục Quản lý tài nguyên nước đã chủ động triển khai nhiệm vụ, thực hiện các giải pháp trọng tâm và đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn ngành.
Từ 1/1/2022, các quy định mới về quan trắc nước thải theo Luật Luật Bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia, với quan điểm bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia là vấn đề thiết yếu, cấp bách trong bối cảnh nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trước tác động mạnh mẽ của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu và phụ thuộc lớn vào nguồn nước liên quốc gia.
Sau gần 9 năm thi hành Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết được ban hành, công tác quản lý tài ngyên nước đã đạt được một số thành tựu nhất định trong thể chế, chính sách, trong quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống khắc phục tác hại do nước gây ra và đã taọ được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anh ninh quốc phòng và đã tạo được những quan hệ ngoại giao về nguồn nước và có thể đánh giá một số nội dung chính đã đạt được.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp về công tác lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 10/11/2021, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh: Quy hoạch tài nguyên nước chính là công cụ để đảm bảo an ninh nguồn nước. Công tác xây dựng quy hoạch tài nguyên nước phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tính liên kết tổng thể trên phạm vi từng vùng, từng lưu vực sông; phải liên kết với các ngành sử dụng nước khác nhau để phát triển bền vững, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu.
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
2021 << 7/2022 >> 2023 |