▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Thông tin này của anh Quế chỉ là một trong nhiều vấn nạn về việc nông dân quá lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu, tạo ra dư lượng hóa chất thái quá, ảnh hưởng đến nguồn nước và sức khỏe con người cũng như gia súc. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có 1.066 loài cây trồng và 12 loài vật nuôi chính, trong đó có 134 loài cây lương thực, 130 loài cây ăn quả, 179 cây trồng làm thuốc, 109 loài rau và gia vị, 150 loài hoa, cây cảnh... Đây là kết quả của một môi trường sản xuất được hình thành từ hàng nghìn năm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa; cộng với sự thừa hưởng từ nhiều luồng sinh vật nuôi trồng được di chuyển từ khắp nơi trên thế giới vào nước ta.
Sự đa dạng về sinh học này góp phần tích cực cho người nông dân lựa chọn cơ cấu vật nuôi, cây trồng, tạo sự phát triển bền vững cho các hộ sinh thái nông nghiệp. Vậy mà chỉ tính riêng ở Lào Cai - địa phương có nhiều dạng địa hình, nhiều tiểu vùng khí hậu, một trung tâm đa dạng sinh học - cả một vùng hồ rộng lớn trong Công viên Nhạc Sơn giữa lòng thành phố bị ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp gây ra. Cá chết hàng loạt gây ô nhiễm một khu vực rộng quanh hồ.
Ngoài chuyện ô nhiễm nguồn nước do hóa chất, ở các huyện Mường Khương, Văn Bàn, do thiếu trách nhiệm trong khâu khảo sát của cơ quan chức năng, bãi rác thải đã lập ngay đầu nguồn các con suối gây ô nhiễm dòng nước mỗi khi mưa lũ đổ về. Theo số liệu thống kê của ngành y tế, hiện nay ở các vùng nông thôn số người lao động bị mắc các bệnh về da, đường hô hấp, điếc do tiếng ồn, ngày càng tăng, chưa kể các bệnh về xương, khớp, đường ruột, mắt... Có 68% nông dân không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với các hóa chất bảo vệ thực vật, 90% người lao động không nắm được cách thức sử dụng máy móc nông nghiệp, 28% không hiểu biết về sử dụng điện.
Trở lại thông tin thời sự của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, GS.TS. Đường Hồng Dật đã cảnh báo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang có những tác động sâu sắc đến việc bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam. Các cây trồng vật nuôi ít có giá trị kinh tế (nhưng là loại gen quý hiếm), đang bị loại dần ra khỏi sản xuất. Cơ giới hóa, hóa học hóa đang tác động làm nghèo đi sự đa dạng sinh học nông nghiệp...
Mong sao nghiên cứu, thống kê và cảnh báo đầy sức thuyết phục của các nhà khoa học tiếp tục được đưa ra, với tất cả tấm lòng dành cho những người đang nuôi sống cả nước nhưng ứng xử với môi trường còn hạn chế, sớm mang lại hiệu quả bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên di truyền vật nuôi, cây trồng cho đất nước.
Tác giả bài viết: theo: www.monre.gov.vn
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 | |||||
2021 << 5/2022 >> 2023 |