▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Trước những nguy cơ, sức ép do lượng CTRSH phát sinh ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển KT-XH, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt phải có quy hoạch quản lý CTR để đưa ra các dự báo phát sinh CTR, xác định phương thức và phân vùng thu gom, vận chuyển, xác định số lượng, quy mô vị trí các cơ sở xử lý CTR nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp CTR, nâng cao chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ xử lý CTRSH còn chưa rõ ràng, chưa tập trung, tản mạn ở nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau khiến tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn khi muốn tham gia vào lĩnh vực này…
Ảnh minh họa
Hiện nay trên cả nước chỉ có một số khu xử lý cấp vùng, còn lại là các khu xử lý cấp tỉnh, huyện, xã. Trên thực tế, hiện nay hầu hết CTRSH được xử lý theo quy mô từng tỉnh, không có khu xử lý vùng. Chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh hiện phối hợp với tỉnh Long An thực hiện dự án Khu Công nghệ Môi trường xanh (1.760 ha) tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An để xử lý CTR của vùng (chưa đưa vào thực hiện). Do đó, các cơ quan chức năng cần khẩn trương rà soát các quy hoạch có liên quan đến quản lý CTR trên địa bàn để lồng ghép vào quy hoạch tỉnh, phù hợp với định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn ở hộ gia đình, khu, cụm dân cư, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, đảm bảo đồng bộ từ khâu phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khâu tái chế và nơi xử lý. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khối lượng phát sinh CTRSH lớn (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) cần đầu tư hoặc đưa vào vận hành các nhà máy xử lý chất thải theo hướng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, kết hợp thu hồi năng lượng, hướng tới giảm tỷ lệ CTRSH được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 20%.
Bên cạnh đó, xử lý rác thải chỉ có thể giải quyết khi kết hợp giữa công nghệ xử lí rác và phân loại rác tại nguồn và quản lý thu gom vận chuyển rác phải đồng bộ. Để làm được những điều này đòi hỏi các cấp, các ngành cần có những biện pháp quyết liệt để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội trong việc đẩy mạnh việc quản lý, xử lý CTRSH trong thời gian tới. Đối với các Bộ/ngành và địa phương cần rà soát lại chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy được giao, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét để điều chỉnh sửa đổi giao trách nhiệm thống nhất quản lý CTRSH cho ngành TNMT từ Trung ương đến địa phương. Rà soát, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong xử lý CTRSH theo hướng tiệm cận tiêu chuẩn của các nước tiên tiến, hiện đại và phù hợp với điều kiện trong nước; tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đảm bảo đồng bộ và đáp ứng yêu cầu BVMT. Đề xuất danh mục công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện của Việt Nam, trình ban hành theo thẩm quyền để khuyến khích áp dụng tại các địa phương.
Tác giả bài viết: Thảo Linh
Nguồn tin: www.monre.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | 4 | |||
5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 | ||
2020 << 4/2021 >> 2022 |