▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Từ năm 2004 đến nay, Sở TN&MT Vĩnh Phúc đã nhiều lần thông báo và hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai nộp phí nước thải nhưng kết qủa thu phí đạt rất thấp. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có trên 60 đơn vị sản xuất có nước thải thực hiện nghĩa vụ nộp phí nước thải công nghiệp. Trong khi đó tỉnh ta đã có hàng trăm doanh nghiệp đã đi vào sản xuất với nhiều ngành nghề khác nhau, có khá nhiều doanh nghiệp có lượng nước thải nằm trong quy định phải nộp phí, thế nhưng doanh nghiệp vẫn trốn tránh nghĩa vụ này. Một số doanh nghiệp khi kê khai nộp phí nước thải còn mang tính đối phó, kê khai chưa chính xác. Có doanh nghiệp cố tình kê khai lưu lượng và các thông số ô nhiễm có trong nước thải thấp, hoặc kê khai chiếu lệ gây khó khăn cho quá trình thẩm định.
Qua hơn 4 năm thực hiện việc triển khai thu phí nước thải đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, số phí thu được còn rất thấp so với tốc độ phát triển công nghiệp qua hàng năm của tỉnh ta. Năm 2004, toàn tỉnh thu được trên 85 triệu đồng phí nước thải công nghiệp, năm 2007 thu trên 157 triệu đồng, năm 2008 thu được gần 200 triệu đồng. Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp hiện nay còn thấp và gặp nhiều khó khăn. Một trong những bức xúc của việc thu phí nước thải công nghiệp là không xác định được lưu lượng nước thải và hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải của các doanh nghiệp để tính ra khoản thu phí cho đúng thực tế. Bởi vì theo quy định, việc nộp phí là do doanh nghiệp tự kê khai và số phí phải đóng lại tính theo 6 chất gây ô nhiễm. Nguyên nhân trước hết xuất phát từ sự nhận thức chưa thấu đáo của các doanh nghiệp. Đây là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước nhằm sử dụng vào việc bảo vệ môi trường, duy tu và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại các địa phương thế nhưng khá nhiều doanh nghiệp lại trốn tránh nghĩa vụ này. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp thuộc diện phải nộp phí rất nhiều, phạm vi rộng trong khi bộ máy, nhân lực cán bộ chuyên trách công tác này còn mỏng. Một nguyên nhân nữa là quy trình, phương thức thu phí hiện nay còn rườm rà, doanh nghiệp tự kê khai trước, sau đó cán bộ phải tiến hành xác minh, rà soát, lấy mẫu phân tích, gửi thông báo số phí cho doanh nghiệp…Quy trình này tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Để đánh giá đúng lượng phát thải của từng loại hình sản xuất nhằm khắc phục, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, Bộ TN&MT đang xây dựng định mức phát thải của từng loại hình sản xuất, trong đó có nước thải. Định mức này khi được đưa vào áp dụng sẽ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đơn vị nộp phí sát với thực tế. Về phía tỉnh cần tăng cương công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất nhằm thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp, kịp thời xử lý, giải quyết các vấn đề về môi trường, góp phần hạn chế dần các điểm ô nhiễm nặng về môi trường nước thải công nghiệp. Cần phải có chế tài xử lý những doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp phí nước thải và công khai danh sách những đơn vị chậm nộp phí trên các phương tiện truyền thông. Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc xử lý môi trường, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường để có sự phát triển bền vững.
Tác giả bài viết: Trung tâm CNTT
Nguồn tin: Đài PT- TH Vĩnh Phúc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
2021 << 7/2022 >> 2023 |