▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Luật Bảo vệ môi trường hiện hành được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành từ năm 2015 đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Việc Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi với 16 chương, 179 điều, trong đó đã sửa đổi 78 điều và bổ sung mới 56 điều không chỉ giúp hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất mà còn nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Tại hội thảo, khẳng định sự cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các đại biểu cho rằng dự thảo luật cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung bảo đảm phạm vi điều chỉnh phải khái quát được toàn bộ nội hàm các vấn đề cần sửa đổi. Bên cạnh đó, cần làm rõ các khái niệm, nhất là khái niệm về môi trường, nghiên cứu tên gọi của luật và sự cân đối giữa các chương, điều, khoản, tránh chồng chéo, chùng lặp nội dung giữa các chương.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm khoản mới không được cho thuê đất làm kho bãi phế liệu, phế thải trong khu dân cư; quy định cụ thể mức xử phạt cũng như chế tài xử lý đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm; bổ sung thêm báo cáo đánh giá tác động chính sách đối với hoạt động môi trường thời gian qua nhằm xác định đúng hơn các tiêu chí cảnh báo môi trường…
Tác giả bài viết: Bích Phượng
Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
2021 << 7/2022 >> 2023 |