▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Nobuo Tanaka, Giám đốc điều hành thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, xu hướng hiện nay về nguồn cung cấp năng lượng và mức tiêu thụ năng lượng chưa bền vững về mặt môi trường, kinh tế - xã hội, do đó cần có sự thay đổi. Tăng nhập khẩu dầu và khí vào các khu vực thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế châu Âu (OECD) và châu Á đang phát triển, tập trung sản xuất ở một số nước làm tăng tính nhạy cảm, gây tổn thương và làm thay đổi giá cả đột ngột. Đồng thời, tăng lượng phát thải khí nhà kính làm cho nhiệt độ toàn cầu tăng tới 60C.
Theo IEA, hướng tới nguồn năng lượng tái tạo là bước quan trọng để chuyển sang nền kinh tế cácbon thấp. IEA lưu ý rằng, sau năm 2010, nguồn năng lượng tái tạo sẽ phát triển nhanh và trở thành nguồn điện lớn thứ 2 thế giới sau than. Từ nay đến năm 2030, đầu tư cho năng lượng là 26,3 nghìn tỷ, chủ yếu là dầu nhằm duy trì nguồn năng lượng chính của thế giới trong nhiều năm tới và những giả định về phát triển công nghệ thay thế. Chi phí sản xuất dầu và khí tiếp tục tăng khi các nguồn cung cấp trở nên khan hiếm hơn và các chính phủ yêu cầu quản lý chặt hơn các nguồn dự trữ.
Theo ước tính, giá cổ phiếu của năng lượng cácbon thấp sẽ tăng từ 19% trong năm 2006 lên 26% vào năm 2030. Nhu cầu sử dụng ô tô, các thiết bị và nhà ở hiệu quả hơn tăng lên. Mặt khác, nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm được khoảng 7 nghìn tỷ USD cho chi phí nhiên liệu.
Báo cáo cũng xem xét nỗ lực yêu cầu hạn chế phát thải nhằm duy trì lượng cácbon điôxít trong khí quyển ở mức dưới 450 ppm - được các nhà khoa học coi là điểm tới hạn và 550 ppm, mức làm cho nhiệt độ toàn cầu tăng khoảng 30C. Theo báo cáo, thực tế riêng các nước công nghiệp hoá không thể đạt mức 450 ppm. Với mục tiêu đạt 450 ppm đòi hỏi các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc phải đồng ý hạn chế phát thải của họ theo khung giá cácbon quốc tế khoảng 180 USD/tấn, so với giá hiện nay trong kế hoạch thương mại phát tán của châu Âu là 23 USD/tấn.
Do đó, cần có sự phối hợp hành động của tất cả các nước phát thải lớn. Theo phân tích, nếu chỉ riêng nỗ lực của các nước thuộc OECD không thể đưa thế giới ở mức phát thải CO2 450 ppm, thậm chí những nước này giảm phát thải xuống mức bằng không.
Từ nay đến 2030, nhu cầu năng lượng thế giới tăng 45%, tỷ lệ tăng trung bình là 1,6%/năm, trong đó than chiếm hơn 1/3 tổng mức tăng. Tại Trung Quốc, nhu cầu năng lượng cũng tăng do hậu quả của quá trình phát triển kinh tế nhanh, gây ảnh hưởng đến tất cả các nước và các khu vực khác.
Tổng nhu cầu về dầu trên thế giới tăng ở các nước không thuộc OECD, trong đó Trung Quốc đóng góp 43%, Trung Đông 20% và các nền kinh tế châu Á khác đang nổi hầu như vẫn giữ nguyên.
Đến năm 2030, sản lượng dầu sẽ đạt 104 triệu thùng/ngày, đòi hỏi phải tăng tổng công suất thêm 64 triệu thùng/ngày, gấp 6 lần công suất hiện nay của Arập Xêrút nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và hạn chế 97% mức gia tăng phát thải dự kiến từ nay đến năm 2030 từ các nước không thuộc OECD, trong đó 3/4 phát thải từ các nước: Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Trong khi đó, về mặt công nghệ cần được cải tiến để đạt được mục tiêu giảm phát thải, tăng cường triển khai các công nghệ cácbon thấp hiện nay.
Tác giả bài viết: Trung tâm CNTT
Nguồn tin: news.mongabay.com
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
2021 << 7/2022 >> 2023 |