▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Với hình thức quản lý, kiểm soát chặt chẽ, ĐTM sẽ là “lạt mềm buộc chặt” doanh nghiệp về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường. Nhưng hiện nay, ĐTM chưa được cơ quan chức năng và doanh nghiệp thực hiện đúng mục đích.
Xem nhẹ vai trò ĐTM
Theo Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2005, chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Nhưng hiện có nhiều dự án quy trình này đang bị đảo ngược. KCN Đình Vũ hiện có 100% số diện tích được lấp đầy thì ĐTM mới đang trong giai đoạn hoàn thiện. Với cách làm như vậy, báo cáo ĐTM còn có thể giữ đúng vai trò?
Theo quan niệm quốc tế, ĐTM được thực hiện nhằm phát hiện sớm và làm sáng tỏ các tác động môi trường của dự án để cơ quan chức năng xem xét và cân nhắc trước khi ra quyết định cấp phép. Đáng chú ý, hiện nay, tình trạng cơ sở sản xuất đi vào hoạt động, nhưng chưa có ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trườngcòn khá nhiều. Theo báo cáo kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước trên dịa bàn Hải Phòng vừa qua, trong số 13 cơ sở được thành tra có tới 4 cơ sở không có bác cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường ngay từ khi được cấp phép đầu tư, hoặc khi nâng công suất sản xuất nhưng không lập ĐTM theo quy định.
Sự chậm trễ này khiến chủ đầu tư nhìn nhận về vai trò báo cáo ĐTM bị xem nhẹ. ĐTM thiên về “khắc phục hậu quả” hơn là “đánh giá tác động". Trong khi đó, chế tài, cơ chế quản lý sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với những điều đã cam kết còn lỏng lẻo.
“Lờ” đi những điều đã cam kết
Báo cáo ĐTM là để chủ đầu tư tự đánh giá các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án. Mặc dù trong báo cáo ĐTM, chủ đầu tư có trình bày các phương án hạn chế tác động có hại như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn nguy hại...Nhưng chủ đầu tư không tuân thủ đầy đủ những điều này. Theo báo cáo kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: KCN Nomura Hải Phòng được thành lập từ năm 1995, nhưng đến nay KCN này chưa thực hiện đúng giám sát môi trường theo báo cáo ĐTM được phê duyệt. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Đình Vũ có công suất xử lý 200 m3/ngày đêm mới đưa vào hoạt động, nước thải sau xử lý còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo quy hoạch đã được duyệt, các KCN Nomura Hải Phòng và Đình Vũ phải dành 15% số diện tích để trồng cây xanh, tuy nhiên cả 2 KCN này đều mới bắt đầu trồng cây xanh. Rồi tình trạng cơ sở có ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường nhưng thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ, hoặc không thực hiện theo những điều đã cam kết. Thanh tra 13 cơ sở có tới 8 cơ sở không thực hiện đầy đủ các nội dung hoặc không thực hiện một trong các nội dung, đã ghi trong báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Tiêu biểu như Công ty TNHH Rorze Robotech có hàm lượng BOD5, COD, SS vượt tiêu chuẩn cho phép 1-6 lần; Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng, Thép Đình Vũ, Công ty TNHH Toyota Boshoku…có hàm lượng BOD5, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Chủ đầu tư càng dễ dàng “lờ” đi những điều đã cam kết khi việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện ĐTM quá lỏng lẻo. KCN Nomura Hải Phòng đi vào hoạt động từ năm 1995, nhưng đến năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa một lần thanh tra kiểm tra các cơ sở sản xuất trong KCN nà về công tác bảo vệ môi trường.
Sau những sự cố môi trường (ở cơ sở sản xuất được cấp báo cáo ĐTM, bản cam kết bảo vệ môi trường) xảy ra trên địa bàn như việc bục bể chứa nước thải ở Công ty Hào Quang (xã Chiến Thắng-An Lão), Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng hay cơ sở sản xuất rau câu xã Mỹ Đức (An Lão)…cho thấy ĐTM mới chỉ là thủ tục hành chính cần có để được cấp phép đầu tư, chứ không phải là công cụ bảo vệ môi trường. Để công khai hóa và tăng cường sự tham gia giám sát của những người chịu ảnh hưởng trực tiếp dự án là cần thiết. Các văn bản pháp quy cần đưa công tác ĐTM vào thực hiện ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng chiến lược, chương trình phát triển vùng, ngành để làm cơ sở cho các ĐTM cấp dưới.
Tác giả bài viết: Trung tâm CNTT
Nguồn tin: www.monre.gov.vn
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
2021 << 7/2022 >> 2023 |