▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Nhận thức được ý nghĩa thiết thực của phong trào “Phụ nữ chung tay chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch đã thực hiện nhiều mô hình và phong trào mang lại hiệu quả cao, trong đó nổi bật là mô hình “Tuyến đường hoa phụ nữ” . "5 không" là không đói nghèo, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học. Nội dung "3 sạch" là sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”.
Để động viên tinh thần và giúp đỡ một phần kinh phí cho các nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh, ngày 18/8/2018 tại Trung tâm trợ giúp nạn nhân chất độc mầu da cam/ Dioxin và người tàn tật, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc, Hội những người Nhật Bản yêu Việt Nam phối hợp Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ trao học bổng lần thứ 9 cho các cháu học sinh, sinh viên là con nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin tỉnh Vĩnh Phúc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có thành tích cao trong học tập.
Đã từng nghe một số lãnh đạo xã tấm tắc khen ngợi những ưu điểm vượt trội của lò đốt rác thải TH15, song hôm nay chúng tôi mới có dịp chiêm ngưỡng sản phẩm hữu ích này.
Cũng như nhiều hộ dân khác ở thôn Đồng Dạ, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, nguồn thu nhập chính của gia đình cựu chiến binh Nguyễn Hội Vui là sản xuất nông nghiệp, vì thế, mỗi tấc đất đối với gia đình ông chẳng khác gì “tấc vàng”. Thế nhưng, ngay khi xã có chủ trương vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, ông đã bàn với gia đình hiến tặng hàng nghìn m2 đất mặc cho không ít người nói ông là người gàn dở…
Sáng ngày 14/6/2018, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) thôn Hoàng Chung, xã Đồng Ích tổ chức ra mắt Câu lạc bộ CCB tự quản bảo vệ môi trường. Dự lễ ra mắt có ông Phan Dương Tiến - Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Vĩnh Phúc; đại diện lãnh đạo hội CCB huyện Lập Thạch, chủ tịch hội CCB của 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lập Thạch.
Mới đây, tại UBND xã Vân Trục, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Lập Thạch tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cho hơn 100 chủ rừng của 2 huyện Lập Thạch, Sông Lô.
Đến thời điểm hiện nay, huyện Lập Thạch có 16/ 18 số xã đạt tiêu chí về môi trường và phấn đấu hết năm 2018, 18/ 18 xã đạt tiêu chí môi trường. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 6 công trình cấp nước tập trung, 65/ 69 trường có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, có 18 trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, số người sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 96.405/ 117.052 người, đạt 82,36%; số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 67,18%. Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự cố gắng, nỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong huyện để đến hết năm 2018, Lập Thạch trở thành huyện nông thôn mới.
Nhiều năm qua, người dân phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên thường xuyên thấy hình ảnh chị Trần Thị Hương dành nhiều tâm huyết để xây dựng nên nhóm từ thiện nhằm chăm lo, giúp đỡ cho người nghèo.
Chị Tạ Thị Lĩnh, thôn Cương, xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 45 cá nhân được nhận Giấy khen trong Đại hội thi đua quyết thắng huyện Lập Thạch vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện tốt phong trào thi đua quyết thắng gắn với phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Để phục vụ kinh doanh, tái chế phế liệu, Công ty TNHH Phan Chiến Công, thị trấn Gia Khánh (Bình Xuyên) đã thu mua các loại vỏ chai dịch truyền, vỏ lọ thuốc tiêm… ở các bệnh viện về sơ chế. Qua tái chế, nhiều loại rác thải đã trở thành các sản phẩm hữu ích, không những giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường, nhiều lao động ở địa phương còn được công ty tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống.
Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, xuất phát từ nhu cầu được sử dụng nguồn rau sạch cung cấp cho bữa ăn của gia đình hàng ngày, anh Đỗ Tiến Thành có hộ khẩu thường trú tại Tổ dân phố Thanh Giã 1, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tận dụng nguồn rác hữu cơ bỏ đi hàng ngày của gia đình để xây dựng mô hình trồng rau sạch trên sân thượng.
Nhiều năm qua, cùng với việc quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học văn hóa, Trường Tiểu học Khai Quang (thành Phố Vĩnh Yên) còn chú trọng dạy học sinh kỹ năng sống, ý thức xây dựng môi trường học tập thân thiện, xanh - sạch - đẹp; đặc biệt là giáo dục cho các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng thành phố Vĩnh Yên xanh, phát triển bền vững.
Ngày 28/11/2017, Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin tỉnh phối hợp các cấp Hội, các ban, ngành đoàn thể và chính quyền địa phương đến thăm và trao tiền hỗ làm nhà cho nạn nhân da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở cho ông Nguyễn Minh Giáp, khu phố Đồng Nhất, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Số tiền trao tặng là 50 triệu đồng, được trích từ Quỹ Nạn nhân da cam của tỉnh. Đây là hoạt động thiết thực của Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh nhằm chia sẻ một phần khó khăn, giúp các hội viên da cam vươn lên, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | |||
2018 << 2/2019 >> 2020 |