▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Việc hoàn thành xác định đường địa giới hành chính cấp tỉnh do lịch sử để lại tại 16 khu vực sẽ góp phần ổn định an ninh chính trị của các địa phương, phục vụ kịp thời công tác quản lý hành chính và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Trong năm 2020, Cục Viễn thám quốc gia đã thu được là 11.535 ảnh với khoảng 5.768 cặp cảnh ảnh toàn sắc và đa phổ ở vệ tinh VNREDSat-1 và ảnh SPOT 6/7 với độ phân giải cao phủ trùm lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân cận.
Để giảm thiểu rủi ro về nạn chặt phá rừng, một trong những giải pháp được áp dụng có hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới hiện nay là ứng dụng công nghệ GIS và ứng dụng ảnh viễn thám để theo dõi rừng.
Bộ TN&MT quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý với 07 quy trình.
CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:10.000 đến nay đã trở nên lạc hậu do sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương rộng khắp trên toàn quốc và vì vậy cần phải cập nhật.
Lần đầu tiên Việt Nam hoàn thành có được mạng lưới các trạm định vị vệ tinh thu liên tục tín hiệu từ các hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh (GNSS) đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ phạt đến 100 triệu đồng; Cấm khai thác cát, sỏi tại khu vực bờ sông có nguy cơ sạt, lở, đó là những chính sách về lĩnh vực tài nguyên và môi trường có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
Nhiệm vụ được đề xuất triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống độ cao quốc gia bền vững, ổn định đảm bảo xác định chính xác và thống nhất về độ cao của mọi điểm, mọi vị trí trong cả nước, đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nội dung dưới đây so sánh điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ trước và sau khi bãi bỏ, đơn giản hóa.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm sáng ngày 14/12, thay mặt Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đánh giá cao các kết quả, đóng góp to lớn, thầm lặng của cán bộ, công chức trong Ngành suốt chặng đường 60 năm qua (14/12/1959 - 14/12/2019): "Ở mọi vị trí công tác, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, những người làm công tác đo đạc và bản đồ thầm lặng có mặt khắp mọi miền đất nước; từ núi cao, rừng sâu, biên giới đến hải đảo xa xôi, kể cả nhiều nơi chưa từng có dấu chân người; miệt mài lao động, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hy sinh để đảm bảo cung cấp, đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.”
Cùng với chiều dài phát triển của lịch sử đất nước, công tác đo đạc và bản đồ Việt Nam với truyền thống lâu đời đã để lại nhiều dấu ấn và thành quả quan trọng. Bản đồ Việt Nam đã được sử dụng như một công cụ để quản lý đất nước từ năm 1490 thời Hồng Đức nhà Lê. “Đại Nam Nhất thống Toàn đồ” do vua Minh Mạng nhà Nguyễn công bố năm 1834 là tấm bản đồ đầu tiên thể hiện tương đối chi tiết, đầy đủ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta tại thời điểm đó.
Ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám, sử dụng sản phẩm, dữ liệu viễn thám trong các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về viễn thám. Đó là mục tiêu Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 4/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động viễn thám. Trong đó, Nghị định quy định rõ việc cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám.
Luật Đo đạc và bản đồ chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới, mang tính đột phá về thể chế chính sách
Ngày 31 tháng 10 năm 2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND về việc ban hành Đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quét hồ sơ đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm các nội dung sau:
Ngày 31 tháng 10 năm 2018 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định Số 26/2018/QĐ-UBND về việc ban hành đơn giá các dịch vụ trích đo địa chính thửa đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm:
Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và ổn định một phần không nhỏ nhờ lợi thế về vị trí địa lý và nguồn lực từ đất đai. Từ khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển; khả năng sử dụng và khai thác tiềm lực về đất đai còn rất hạn chế nên thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng một phần do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn yếu kém.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | 31 | ||||
2020 << 3/2021 >> 2022 |