▪ Báo cáo ▪ Chỉ thị ▪ Công văn ▪ Kế hoạch ▪ Lệnh ▪ Luật ▪ Quy chế ▪ Quy phạm ▪ Quy định ▪ Sắc lệnh ▪ Thông tư ▪ Tờ trình ▪ Đề án |
Bộ TN&MT đang lấy ý kiến góp ý dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi). Dự kiến Luật sẽ được Quốc hội khoá XV thảo luận vào quý IV năm 2023 và thông qua vào quý I năm 2024.
Cùng với đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, việc thực hiện nghiêm các quy định trong Luật Khoáng sản, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của Luật Khoáng sản được các chuyên gia đề cập đến.
Thủ tướng vừa phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với nhiều giải pháp tăng cường tính minh bạch, hiệu quả của thuế tài nguyên, môi trường.
Trong dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản vừa hoàn thiện, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh phí một số loại khoáng sản nhằm hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, tác động xấu tới môi trường.
Thời gian qua, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý hoạt động khoáng sản từ Trung ương đến địa phương ngày càng được tăng cường; qua đó, nhiều vi phạm trong hoạt động khoáng sản đã được phát hiện và xử lý kịp thời, tránh thất thoát và lãng phí tài nguyên và ngân sách Nhà nước.
Bộ TN&MT kiến nghị bổ sung chính sách quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ bãi sông, đặc biệt là bổ sung quy định về phạm vi bảo vệ và Luật hoá các quy định về hành lang, quy định về khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông ở các văn bản dưới Luật.
Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Những năm qua, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giải quyết hồ sơ công việc và thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, qua đó góp phần phục vụ tốt cho công tác quản lý và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Bộ TN&MT vừa cho biết, qua 10 năm triển khai thi hành Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật Khoáng sản và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, khắc phục các bất cập, tồn tại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về địa chất,khoáng sản.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Qua rà soát, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 28/32 thủ tục hành chính (TTHC). Việc cải cách TTHC sẽ giúp tiết kiệm được hơn 9,4 tỷ đồng, tương đương 7,98% chi phí tuân thủ TTHC. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.
Về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác đã được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Khoáng sản và Điều 16 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP, song, để cụ thể và chi tiết hơn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản trong thời gian tới.
Ngày 6/10, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) lần thứ 21 và các Nhóm công tác đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu của 10 nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Tại điểm cầu Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội nghị, Hội nghị còn có sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ TN&MT và một số Bộ, ngành địa phương như: Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng và một số doanh nghiệp về khoáng sản.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, những thay đổi của thực tiễn đã đặt ra những yêu cầu cần phải có những sửa đổi, bổ sung thêm các quy định của Luật để có thể xử lý được những vướng mắc của thực tiễn, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng. Hiện nay, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đang đánh giá, tổng hợp những tác động của chính sách, pháp luật về khoáng sản và đặt kế hoạch sẽ xây dựng Luật mới thay thế Luật Khoáng sản năm 2010 trong giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 16/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã họp phiên đầu tiên.
Chỉ một phần tài nguyên khoáng sản là có thể tái tạo, còn đa phần đều nằm trong danh mục hữu hạn. Bởi vậy, quản lý khai thác sao cho hợp lý và “bắt” tài nguyên khoáng sản phục vụ ngược lại nền kinh tế trong môi trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia là điều không hề dễ dàng!
Điều tra, nghiên cứu địa chất lòng sông: Cơ sở để quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên nước và cát sỏi lòng sông.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ TN&MT cho biết, chủ trì phối hợp tổng hợp xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý khoáng sản các khu vực dự trữ quốc gia để phát triển các dự án đầu tư trên mặt, thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ. Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ ngành, địa phương liên quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, bổ sung, hoàn thành dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành. Theo đó, nội dung dự thảo Nghị định đã thể chế hóa 05 chính sách được Chính phủ chủ trương gồm:
Kết quả những đề án điều tra, đánh giá khoáng sản do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện từ năm 2013 hoặc trước đó đến năm 2020, đã tạo ra cơ sở khoa học chắc chắn để tiếp tục đánh giá hoặc đầu tư thăm dò theo các hình thức không đấu giá quyền thăm dò, khai thác hoặc đấu giá theo quy định được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Các chuyên gia địa chất đề xuất, Việt Nam cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất, khoáng sản để tổ chức quản lý và khai thác kho dữ liệu quốc gia được thu thập hàng thập kỷ.
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
2021 << 7/2022 >> 2023 |